Trong quá trình lắp đặt và thi công sửa chữa điện nước, Điện Nước Kiên Cường nhận được khá nhiều thắc mắc của quý khách về cách sử dụng các thiết bị điện hay tiêu tốn điện năng của các loại thiết bị điện trong gia đình.
Trong seri bài viết giải đáp thắc mắc của khách hàng, ở bài viết này thợ sửa chữa điện nước tại nhà chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?.Đây là một trong những câu hỏi khá hay mà được nhiều người sử dụng điều hòa quan tâm.
Trước hết, để trả lời cho câu hỏi “Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?” Bạn cần phải hiểu rõ được cơ chế vận hành và tiêu thụ điện của điều hòa như thế nào.
Mục lục
Điều hòa máy lạnh tiêu thụ điện như thế nào ?
Máy điều hòa có 4 động cơ tiêu thụ điện chính bao gồm:
- Động cơ nén ở giàn nóng: Đây là bộ phận tiêu thụ điện năng lớn nhất ở điều hòa. Chiếm tới 95% tổng công suất tiêu thụ
- Quặt làm mát ở giàn nóng:
- Quạt đối lưu trong phòng ở giàn lạnh: Hoạt động trong suốt thời gian bật máy lạnh với tốc độ nhanh chậm phục thuộc vào người dùng.
- Động cơ đảo hưởng gió ở giàn lạnh: Chạy hoặc ngưng phụ thuộc vào người sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa
Điều hòa vận hành như nào ?
Hiện nay trên thị trường, điều hòa được phân làm 2 loại chính đó là: điều hòa thông thường và điều hòa inverter:
Điều hòa thông thường
Đối với những chiếc điều hòa thông thường thì điện năng tiêu thụ tương đối lớn. Tuổi thọ của máy không được cao do trong quá trình sử dụng phải khởi động lại nhiều lần. Và nhiệt độ trong phòng thường xuyên dao động (±2°C).
Ví dụ, khi bật máy và chọn mức nhiệt độ trong phòng là 25°C. Tại thời điển này, tất cả các động cơ trên máy lạnh đều hoạt động cho đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức từ 23°C – 25°C thì rơle cảm biến ở giàn nóng sẽ tự ngắt hoạt động. Sau một khoảng thời gian( phụ thuộc vào quá trình trao đổi nhiệt của trong phòng với bên ngoài). Khi nhiệt độ trong phòng tăng lên khoảng 25° – 27°C thì giàn nóng sẽ được khởi động lại và làm giảm nhiệt độ về mức nhiệt mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C so với mức nhiệt độ mong muốn là do quán tính làm việc của máy.
Giả dụ như khi nhiệt độ phòng đạt mức 25°C thì rơ-le ở giàn nóng tự ngắt. Nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào nên nhiệt độ trong phòng giảm xuống là điều dễ hiểu. Tương tự với chiều ngược lại, khi nhiệt độ phòng tăng quá mức 25°C, động cơ nén ở giàn nóng sẽ được khởi động lại. Phải sau một khoảng thời gian nhất định mới có hơi lại được thổi vào. Trong khoảng thời gian đó nhiệt độ phòng chắc chắn sẽ tăng lên.
Điều hòa công nghệ inverter
Đối với điều hòa sử dụng công nghệ inverter, cơ chế hoạt động hoàn toàn khác điều hòa thông thường. Khi nhiệt độ phòng đạt gần mức nhiệt yêu mong muốn thì công suất điều hòa sẽ giảm dần. Máy chỉ hoạt động một phần công suất để bù đắp cho mức nhiệt mất đi. Công suất đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu đó như số lượng người trong phòng, phòng có kín không, có sử dụng nhiều thiết bị điện không…
Nhờ vào công nghệ hiện đại, những chiếc máy điều hòa inverter có thể giúp tiết kiệm tới 30 đến 50% điện tiêu thụ. Tuy nhiên so với giá của điều hòa thông thường nó cũng có giá cao hơn 30 – 50%. Lưu ý rằng, để đạt được mức tiết kiệm điện tiêu thụ như trên, bạn phải sử dụng điều hòa đúng cách.
Vậy bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?
Đây là một câu hỏi hay và có khá nhiều người thắc mắc. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Để điều hòa 30 độ có tốn điện không còn phụ thuộc chính vào nhiệt độ bên trong phòng so với nhiệt độ môi trường. Thông thường thì điều hòa có khả năng làm mát hiệu quả với nhiệt độ dàn nóng dưới 48 độ C và nhiệt độ phòng từ 19 độ trở nên. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì để tiết kiệm điện năng tiêu thụ nhất. Bạn chỉ nên đặt điều hòa ở mức chênh lệch so với nhiệt đô bên ngoài từ 6 tới 10 độ.
Nếu nhiệt độ ngoài phòng ở mức 40 độ thì bạn nên bật điều hòa ở mức 30 độ. Như thế vừa đủ độ mát và không quá tốn điện. Nếu bạn đặt mức nhiệt dưới 25 độ thì xác định cực tốn điện. Bởi như thế máy sẽ phải hoạt động hết công suất. Thậm chí nếu sử dụng trong thời gian dài, máy còn dễ bị quá tải, cháy nổ hoặc bị hỏng hóc những bộ phận liên quan. Còn nếu nhiệt độ bên ngoài môi trường chỉ khoảng 30 tới 35 độ thôi thì bạn nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng khoảng 25 tới 28 độ là đủ mát lạnh rồi nhé!
Thông thường nhiệt độ được người sử dụng hay lựa chọn là 24 tới 30 độ.Trong đó nhiệt độ khoảng 27 tới 30 độ là nhiệt độ thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Từ 24 tới 28 độ là nhiệt độ phù hợp đối với cơ thể người bình thường.
Như vậy là đã rất rõ ràng cho câu hỏi “Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không ?” rồi phải không ?
Tiết kiệm điệm khi sử dụng điều hòa
Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ của điều hòa. Bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
Vị trí lắp đặt
Chọn được vị trí lắp đặt điều hòa hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thu đáng kể. Giàn nóng của điều hòa cần được lắp đặt ở nới thông thoáng, nơi có nhiều gió và cũng cần tránh đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiều vào. Như thế sẽ làm tăng khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Bạn cần chú ý không nên lắp đặt giàn nóng ở nơi có khói thải, hóa chất hay những nơi có nguồn nhiệt cao.
Khoảng cách và chênh lệch độ cao giàn nóng và giàn lạnh cần càng gần, càng ngắn thì càng tốt. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì chiều dài ông ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên quá 3m. Khoảng cách và độ cao càng lớn thì năng suất làm lạnh của điều hòa càng giảm.
Tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng điều hòa
- Tắt máy khi không có nhu cầu sử dụng. Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, bạn nên tắt cả nguồn. Bởi nếu chỉ tắt bằng remote điều khiển thì mấy vẫn tiêu thụ điện ngầm. Như thế sẽ đảm bảo an toàn và không bị tiêu tốn điện năng.
- Nếu bạn không rời khỏi căn phòng quá lâu thì không nên tắt điều hòa. Tốt nhất bạn nên nâng nhiệt độ căn phòng lên và đóng kín của phòng.
- Để máy được hoạt động được hiệu quả nhất, bạn cần vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ trung bình khoảng 6 tháng 1 lần. Đối với những tấm lưới lọc khi cần được vệ sinh làm sạch thường xuyên hơn. Tránh bụi bẩm bám gây hại sức khỏe.
- Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi sử dụng điều hòa để giúp quá trình làm lạnh nhanh hơn.
- Không nên bật tắt máy quá nhiều lần. Như thế máy phải khơi động lại liên tục gây tiêu tốn nhiều điện năng,
- Nên kết hợp bật quạt và để trong phòng khay nước lạnh. Sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm lạnh và giúp lưu thông khí mát khắp căn phòng.
- Phòng cần làm lạnh nên có rèm che kín. Như thế ánh nắng không chiếu trực tiếp vào phòng làm nhiệt độ phòng tăng lên
Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng cần làm mát
- Trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió. Sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
- Bạn nên điều chỉnh những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mong muốn. Nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
Xem thêm: Sửa chữa điện nước tại Hà Đông