Điện một chiều là khái niệm khá quen thuộc trong cuộc sống. Vậy điện 1 chiều có giật không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe đến khái niệm điện 1 chiều. Vậy hiểu thế nào cho đúng về điện 1 chiều? Điện 1 chiều có giật không? Điện 1 chiều và điện xoay chiều cái nào gây nguy hiểm đến người dùng hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Mục lục
Điện 1 chiều là gì?
Điện 1 chiều là là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích. Điện 1 chiều có thể di chuyển trong vật dẫn như dây điện; các vật liệu bán dẫn, cách nhiệt; trong môi trường chân không như các chùm ion hoặc chùm electron. Điện 1 chiều được viết tắt là DC (Direct current). Cường độ dòng điện có thể tăng hoặc giảm nhưng chiều của dòng điện lại không hề thay đổi.
Trong dòng điện 1 chiều, các điện tích sẽ chuyển động theo cùng 1 chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. Do đó, dòng điện 1 chiều sẽ được tạo ra từ các nguồn như pin hay tế bào năng lượng mặt trời.
Điện 1 chiều có giật không?
Điện 1 chiều có giật không là thắc mắc chung của nhiều người. Dòng điện 1 chiều có cấu tạo khác với điện xoay chiều. Tuy nhiên việc bị điện giật sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính. Gồm điện áp và cường độ của dòng điện. Nếu một trong yếu tố này có cường độ đạt ngưỡng nhất định sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Giá trị cường độ dòng điện chạy qua người sẽ quyết định nó có gây nguy hiểm cho người không? Thông thường cường độ dòng điện từ 40V trở lên sẽ được đánh giá là trong mức gây nguy hiểm. Phân tích một số tai nạn điện cho thấy, dòng điện xoay chiều với tần số 50 – 60Hz thì giá trị an toàn cho người phải nhỏ hơn 10mA. Với dòng điện có cường độ từ 30mA sẽ có khả năng gây giật điện và ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Tương tự như với điện xoay chiều, khi dòng điện 1 chiều có các thông số điện áp. Và cường độ dòng điện đạt được mức như trên thì việc gây giật điện hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí, có những trường hợp xác suất ảnh hưởng đến tính mạng người dùng, gây tử vong.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì không có nhiều tai nạn điện do điện 1 chiều gây nên. Bởi phần lớn điện 1 chiều đều có cường độ và điện áp nhỏ. Các nguồn điện 1 chiều chúng ta thường bắt gặp chỉ thấp khoảng 6V, 12V, 24V. Nếu bị giật bởi các nguồn điện này bạn sẽ chỉ có cảm giác tê nhẹ chứ chưa ảnh hưởng đến tính mạng.
Sự khác nhau giữa điện 1 chiều và điện xoay chiều
Dựa vào những tiêu chí dưới đây bạn có thể phân biệt được dòng điện 1 chiều và điện xoay chiều.
Tiêu chí | Điện 1 chiều | Điện xoay chiều |
Chỉ số năng lượng có thể mang | Điện 1 chiều không thể đi quá xa cho đến khi nó mất năng lượng | An toàn để chuyển qua những địa điểm có khoảng cách xa hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn |
Hướng dòng chảy của điện từ | Từ tính ổn định dọc theo dây | Nam châm quay dọc theo dây |
Tần số | Tần số dòng điện trực tiếp là 0 | 50Hz hoặc 60Hz tùy thuộc vào nguồn phát |
Hướng dòng điện | Chảy theo 1 hướng trong mạch | Có thể đảo ngược hướng khi chảy trong cùng 1 mạch |
Cường độ dòng điện | Cường độ dòng điện không đổi | Cường độ dòng điện thay đổi theo thời gian |
Dòng electron | Electron di chuyển đều theo một hướng nhất định | Các electron tiếp tục chuyển hướng – chuyển tiếp về phía trước hoặc sau. |
Nguồn thu điện | Pin hoặc ắc quy | Từ máy phát điện hoặc các nguồn điện khác |
Thông số thụ động | Điện trở | Trở kháng |
Hệ số công suất | Luôn là 1 | Giữa 0 và 1 |
Dạng sóng | Đường thẳng | Hình sin, hình thang, tam giác, hình vuông |
Điện 1 chiều và điện xoay chiều, loại nào gây nguy hiểm hơn?
Có thể thấy, bất cứ dòng điện nào khi đi qua người và tiếp đất đều có thể gây nguy hiểm. Tùy vào mức độ điện áp và cường độ dòng điện có thể gây nên những ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ. Điện 1 chiều và điện xoay chiều, loại nào gây nguy hiểm hơn?
Thông thường, cường độ dòng điện sẽ nguy hiểm hơn hiệu số điện thế. Do đó, nếu dòng điện 1 chiều có cường độ dòng điện cao thì vẫn có thể gây nguy hiểm. Điện xoay chiều thường được đánh giá là nguy hiểm hơn. Vì nó có khả năng làm rung cơ và đứng tim. Nếu bị điện giật mà không biết cách cứu chữa hoặc cứu chữa không kịp thì gây nên hiện tượng tim ngừng đập, vô cùng nguy hiểm.
Tuy vậy, vì điện 1 chiều vẫn có thể gây giật cho người dùng nếu cường độ dòng điện lớn. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên đảm các nguyên tắc an toàn điện đối với các thiết bị; đồ dùng trong gia đình để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Nếu như điện trong nhà xảy ra bất cứ vấn đề gì thì các bạn nên nhờ đến thợ sửa điện nước tại nhà. Tránh việc tự sửa chữa điện khiến cho các thiết bị điện có thể bị hư hỏng nặng. Hoặc có thể khiến cho nguy hiểm đến chính bản thân trong quá trình sửa chữa.
Như vậy, có thể thấy chúng ta đã bắt gặp điện 1 chiều rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, do các tai nạn điện chủ yếu đến từ điện xoay chiều nên đa số người dùng vẫn thắc mắc liệu điện 1 chiều có giật không? Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn các thông tin liên quan đến điện 1 chiều; điện 1 chiều có giật không. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.