Nguyên tắc thiết kế điện nước gia đình và những điều cần lưu ý

Điện, nước là khởi nguồn của mọi sinh hoạt và không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Bởi chẳng ngôi nhà nào xây dựng mà lại không có hệ thống điện nước đi kèm. Do đó, để tạo được những thuận lợi trong sinh hoạt cũng như đảm bảo cuộc sống luôn trôi chảy. Thì việc thiết kế điện nước cho gia đình rất quan trọng. Bởi nếu không thiết kế đúng ngay từ đâu thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sửa chữa khi có sự cố. Vậy có những yêu cầu nào khi thiết kế điện nước? Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân hiệu quả nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục

Vai trò của điện nước trong công trình nhà

Hiện nay, trong công trình xây dựng nhà ở thì có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khá hiện đạ. Xong điện, nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác. Và mang tính chất quan trọng nhiều trong quá trình sử dụng công trình.

Hiện nay, với quan điểm thiết kế mới nhu cầu sử dụng mới. Cùng sự có mặt của nhiều loại thiết bị hiện đại thì điện, nước đã trở nên quan trọng hơn nhiều. Và chi phí cũng tăng cao hơn nhiều.

Có cần thiết phải có thiết kế trong việc lắp đặt điện nước?

Nếu chỉ yêu cầu là vặn vòi có nước chảy, bật điện có ánh sáng thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế.

Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các phần khác của công trình như kết cấu, kiến trúc, nội thất, phong thuỷ,….Nên thiết kế càng quan trọng, để có thể kết nối với các hạng mục khác trong công trình.

VÀ TRONG XÂY NHÀ THÌ PHẦN THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC QUYẾT ĐỊNH 10% CHI PHÍ.

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân trong nhà chuẩn và tiện lợi nhất

Thiết kế hệ thống điện 

Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế hệ thống điện là phải tuyệt đối an toàn. Sau đó chúng ta mới tính đến các yếu tố khác như thẩm mỹ, kinh tế, đơn giản và sự tiện nghi. Dù là nhà mới hay cũ thì bạn cũng nên sử dụng các thiết bị điện mới. Ngoài ra, có thể bố trí các đường đi dây điện độc lập cho một số thiết bị như: bình nóng lạnh; điều hòa; hệ thống ổ cắm; hệ thống đèn;…

Bạn cần chú ý những điều sau khi thiết kế điện trong nhà:

  • Các đường dây cấp điện theo trục đứng thì nên đặt dọc theo cầu thang hoặc hộp kỹ thuật, không nên cho dây đi qua các phòng.
  • Dây điện qua móng, tường, sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
  • Không đặt dây điện ở những nơi phải khoan, đóng đinh; hạn chế để các đường điện giao cắt nhau
  • Dây điện cần cách điện tốt; đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.
  • Ổ cắm điện cần cao hơn 1.5m so với mặt sàn. Nếu ở cắm đặt trong hốc thì chỉ cần cao hơn 0.4m so với sàn. Cần đặt ổ cắm xa các bộ phận kim loại ít nhất 0.5m.
  • Công tắc điện điều khiển đèn cần cao hơn sàn ít nhất 1.5m; không nên đặt công tắc gần những nơi có nước như nhà tắm; chỗ giặt;…
  • Cân đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển cho từng tầng hoặc cả nhà; các bảng điện cần đặt nơi thuận tiện, dễ sử dụng.

Sửa chữa điện nước Minh Hiếu

Bản vẽ cáp điện

  • Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.
  • Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà.
  • Mật bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng hệ thống điện nhẹ.
  • Thống kê vật tư cần dùng.

Thiết kế hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước là hệ thống không thể thiếu trong một công trình. Khi xây dựng hệ thống này, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Đường ống nước nối đến các thiết bị cấp nước phải ngắn nhất.
  • Các đường ống nước đứng thẳng thường sẽ đựng trọng hộp kỹ thuật gần với các thiết bị cần dùng nước. Với các đường ống ngang sẽ lắp trong tường. Chính vì thế ống này phải là loại tốt, có mối nối khít.
  • Lắp đặt đường ống cấp nước phải thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng
  • Không đặt đường ống trong phòng ở; mỗi đường ống hoặc nhánh không dùng chung cho quá 5 thiết bị sử dụng nước.

Bản vẽ cấp nước bao gồm

  • Sơ đồ hệ thống cấp nước toàn nhà.
  • Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.
  • Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.

Sửa chữa điện nước Minh Hiếu

Thiết kế hệ thống thoát nước gia đình

Hệ thống cấp nước phải đi liền với hệ thống thoát nước. Do đó, khi thiết kế hệ thống thoát nước bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:

  • Đường ống phải đủ độ lớn để đảm bảo nước thoát thuận lợi.
  • Hệ thống thoát nước phải chia thành 2 loại là thoát nước nhà vệ sinh và thoát nước nhà bếp.

Các bản vẽ thoát nước bao gồm

  • Sơ đồ thoát nước toàn nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).
  • Mặt bằng thoát nước các tầng nhà.
  • Thống kê vật liệu thoát nưởc cần dùng.

Nguyên tắc lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất trong thiết kế điện nước nhà dân

  • Đất lấp bộ phận nối đất phải tơi mịn, không lẫn sỏi, đá, gạch vỡ, rác,…
  • Khoảng cách giữa 2 kẹp định vị cáp thoát sét là 1,5m
  • Tại cao độ 1,5m so với cốt -0,75 phải đặt hộp kiểm tra tiếp địa
  • Khoảng cách an toàn giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước hoàn toàn tuân thủ theo quy định trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành 20TCN 46-84
  • Trước khi thi công đến phần trát tường thì tiến hành đặt cố định cáp thoát sét và hộp kiểm tra
  • Sau khi thi công xong hệ thống nối đất chống sét, nối đất an toàn điện cần phải đo kiểm tra điện trở nối đất (RND).  Không vượt quá trị số 10Ω đối với nối đất chống sét và 4Ω đối với nối đất an toàn điện

Chú ý

Khi thiết kế cần tận dụng những công nghệ mới: lắp đặt thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm da năng, dây dẫn chống cháy,,…

Nếu có điều kiện, nên bố trí các đường điện độc lập cho:

  • Các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng: bình nước nóng, máy diều hòa, máy bơm, tủ lạnh
  • Hệ thống ổ cắm
  • Hệ thống đèn.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế điện nước và thi công lắp đặt

Khi thiết kế điện nước cho gia đình, bạn cần lưu ý những điều sau:

Bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng

Đây được coi là yếu tố tiên quyết để có thể lắp đặt, thiết kế điện nước cho mọi căn nhà. Hiểu được nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ giúp bạn lắp đặt và thiết kế một cách phù hợp và đúng đắn. Bạn cần ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những thiết bị không quá quan trọng khác.

Thêm vào đó, hãy tính phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt. Bởi, bất cứ thiết bị nào sau khi sử dụng cũng sẽ có trục trặc. Do đó, bạn cần tính toán một cách kỹ lưỡng đến đảm bảo thiết bị điện nước được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng và có thể dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.

Sửa chữa điện nước Minh Hiếu

Cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật

Nếu căn nhà của bạn nhỏ và chỉ cần có những thiết bị cơ bản nhất như ổ điện, đường nước trong nhà tắm thì làm 1 bản thiết kế có thể không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần trang trí cầu kỳ với hệ thống điện nước đòi hỏi cao thì bản vẽ kỹ thuật là rất cần thiết.

So với bản vẽ thiết kế nhà thì bản vẽ thiết kế điện nước có vai trò quan trọng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Bởi khi có bản vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt sao cho phù hợp với kết cấu ngôi nhà nhất; mang lại sự tiện nghi khi sử dụng; đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với nội thất.

Thêm vào đó, bản thiết kế sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực chịu tải của đường điện để có được những tính toán phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mọi thiết bị trong nhà, không gây lãng phí.

Sửa chữa điện nước Minh Hiếu

Đồng bộ trong thiết kế và thi công

Rất nhiều trường hợp “thiết kế một đằng, thi công một nẻo”. Điều này gây khó khăn khi sửa chữa, thậm chí xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, đồng bộ trong thiết kế và thi công là giải pháp tốt nhất và cần phải làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm cho chính bạn và gia đình.

Lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu và phù hợp

Các thiết bị điện nước thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề về kỹ thuật. Nó quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan về vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng. Đồng thời, các thiết bị cần đảm bảo thẩm mỹ cũng như tổng thể thiết kế chung.

kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân

Như vậy, để thiết kế điện nước cho một ngôi nhà, chúng ta cần chú ý rất nhiều điều. Bởi hệ thống điện nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn và gia đình. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với bạn.

Chi phí thiết kế điện nước

Mức chi phí thiết kế cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau

  • Công trình nhà bạn : với nhà ống, nhà biệt thự, nhà cấp 4, hay công trình công cộng ( bệnh viện, trường học, ủy ban…).
  • Nhu cầu sử dụng của bạn.
  • Đơn vị thiết kế : nhưng hầu hết đơn giá thiết kế điện nước là tính theo m2.

Sửa chữa điện nước Kiên Cường

Chúng tôi ngoài dịch vụ sửa chữa điện nước tại Hà Nội. Chúng tôi còn nhận thiết kế điện nước :

  • Thiết kế điện nước nhà dân : cho nhà ống, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, nhà cấp 4, biệt thự…
  • Thiết kế điện nước cho công trình công cộng : bệnh viện, ủy ban,…

Với các hạng mục : thiết kế điện nước ngoài nhà, thiết kế điện nước trong nhà, thiết kế điện nước nhà bếp, thiết kế điện nước nhà vệ sinh…

Nếu có bất cứ băn khoăn gì, đừng ngại. Hãy liên hệ tới số hotline 0973.410.857 để được tư vấn miễn phí và phục vụ 24/7.

Rate this post

Leave a Reply

Chat Zalo
Call Now Button0988928834