Nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc bảo dưỡng và sửa chữa tủ khi có sự cố.
Tủ lạnh được biết đến như vật dụng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tủ lạnh sẽ xuất hiện một số sự cố trục trặc. Nếu như bạn biết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh thì việc phát hiện nguyên nhân và sửa chữa cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Vậy tủ lạnh có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thông tin trên.
Mục lục
Phân biệt các dòng tủ lạnh phổ biến
Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay. Tuy nhiên, không phải tủ lạnh của gia đình nào cũng giống nhau. Các dòng tủ lạnh gia đình phổ biến hiện nay bao gồm:
- Tủ lạnh theo công nghệ cũ: Đây đều là những tủ được sản xuất theo kiểu có 1 hệ thống làm lạnh chung cho cả tủ. Tủ lạnh có thể là loại 1 ngăn hoặc 2 ngăn riêng. Giữa các ngăn có sự lưu thông với nhau để đảm bảo chức năng làm lạnh hoặc làm đá. Dòng tủ lạnh kiểu này có ưu điểm là tiết kiệm điện nhưng hiệu quả làm mát lại kém. Đồng thời khả năng thực hiện chức năng của từng ngăn cũng sẽ kém hơn.
- Tủ lạnh theo công nghệ inverter và non-inverter: Inverter là công nghệ biến tần giúp kiểm soát công suất hoạt động của tủ lạnh để tránh được những tiêu hao không đáng có. Tủ lạnh có công nghệ inverter sẽ vận hành êm ái, tiết kiệm điện năng và bền bỉ hơn so với loại non-inverter.
- Tủ lạnh đóng tuyết: Bao gồm loại tủ có đóng tuyết và không đóng tuyết. Tủ lạnh đóng tuyết là loại tủ lạnh sẽ xuất hiện tuyết sau 1 thời gian sử dụng. Loại tủ này thường gây nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng và khá tốn điện. Với tủ lạnh không đóng tuyết thì có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như: tiết kiệm điện; khả năng bảo quản thực phẩm tốt; có thể tự làm tan tuyết theo có chế quạt có trong tủ.
Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh gia đình
Để dễ hình dung hơn về cấu tạo của tủ lạnh, chúng tôi chia tủ thành 2 phần chính gồm khung tủ và hệ thống làm lạnh.
1. Khung tủ
Đây là phần khung vỏ bên ngoài tủ, cánh tủ và các ngăn bên trong tủ lạnh. Đầy là phần chúng ta thường xuyên nhìn thấy nhất của tủ lạnh. Nó có tác dụng bảo vệ bộ phận làm lạnh; định hình tủ lạnh, giúp tủ hoạt động hiệu quả nhất.
2. Hệ thống làm lạnh
Hệ thống làm lạnh chính là phần quan trọng, cốt lõi nhất của chiếc tủ lạnh. Hệ thống này sẽ bao gồm 9 bộ phận cơ bản như sau:
Dàn lạnh tủ lạnh
Được cấu tạo bởi các ống đồng dẫn gas lạnh chạy song song và xuyên qua các lá nhôm tả nhiệt. Mật độ ống gas dày sẽ giúp việc hấp thu nhiệt độ tốt hơn. Dàn lạnh có tác dụng làm lạnh không khí bên trong tủ bằng việc hấp thụ khí nóng trong tủ đưa ra ngoài thông qua môi chất lạnh.
Quạt dàn lạnh
Quạt dàn lạnh dùng để thổi khí xuyên qua dàn lạnh tốt hơn; giúp việc hấp thụ nhiệt trên dàn lạnh hiệu quả và đưa khí lạnh đến khắp các ngách trong tủ. Quạt này thường hoạt động liên tục, thường xuyên và đồng thời với máy nén.
Dàn nóng tủ lạnh
Dàn nóng có cấu tạo không khác mấy so với dàn lạnh. Các ống gas được sắp xếp với mật độ dày đặc chạy song song và xuyên qua các lá nhôm tản nhiệt giúp tản nhiệt hiệu quả thông qua gió thổi từ quạt dàn nóng. Môi chất lạnh sau khi hấp thụ nhiệt từ ngăn tủ sẽ được nén chuyển thành dạng lỏng để đi qua dàn nóng và xả nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Quạt dàn nóng
Quạt này có chức năng giúp dàn nóng xả nhiệt ra ngoài nhanh hơn. Hiện nay, hầu hết các loại tủ lạnh có dàn nóng thiết kế thu gọn nằm ở khoang dưới phía sau của tủ lạnh đều sử dụng quạt. dàn nóng. Sau một thời gian sử dụng, cần kiểm tra quạt dàn nóng để làm sạch bụi bẩn. Việc này giúp đảm bảo quạt dàn nóng luôn hoạt động một cách tốt nhất.
Bộ phận xả đá
Cấu tạo của bộ phận xả đá bao gồm 1 thanh nhiệt điện trở; 1 bộ timer điều khiển; 1 rơ le nhiệt. Hiện tượng băng tuyết xuất hiện trên dàn lạnh trong quá trình làm lạnh sẽ khiến khả năng hấp thụ nhiệt bị cản trở. Do đó, xen kẽ giữa quá trình làm lạnh sẽ là giai đoạn xả đá.
Máy nén tủ lạnh
Quá trình gas lạnh được luân chuyển liên tục từ dàn nóng đến dàn lạnh sẽ do máy nén đảm nhiệm. Máy nén thường được đặt ở khoang đáy phía sau của tủ lạnh. Khi dùng tủ chúng ta thường nghe thấy tiếng ồn ngắt quãng, đó chính là tiếng phát ra từ máy nén.
Van tiết lưu tủ lạnh
Bộ phận này có chức năng chuyển gas từ thể lỏng sang thể khí nên cần phải hấp thu nhiệt từ môi trường bên ngoài. Do vậy gas sau van tiết lưu thường có nhiệt độ rất lạnh.
Mạch điều khiển của tủ lạnh
Đây được coi là “bộ não” của hệ thống làm lạnh. Bởi nó đóng vai trò điều khiển toàn bộ hoạt động của tất cả các bộ phận trong quá trình hoạt động của tủ lạnh. Mạch điều khiển sẽ có sự khác nhau giữa các đời máy. Do đó đời máy sau thường sẽ có mạch điều khiển hiện đại hơn đời trước.
Ống dẫn gas tủ lạnh
Nếu mạch điều khiển là “bộ não” thì ống dẫn gas được coi là “mạch máu” giúp dẫn gas đến các bộ phận trong tủ lạnh. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, có khả năng chịu va đập; dễ uốn; không gây rò rỉ gas; không bị oxy hóa và rất bền.
4 giai đoạn trong nguyên lý hoạt động của tủ lạnh gia đình
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh được chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 – Nén khí gas (môi chất lạnh): Lúc này bộ phận nén khí gas sẽ hoạt động. Bộ phận này sẽ nén môi chất làm lạnh lên áp suất và nhiệt độ cao để tạo môi chất thành thể khí.
- Giai đoạn 2 – Ngưng tụ tại dàn nóng: Môi chất sau khi đi qua máy nén sẽ được chuyển đến dàn nóng. Tại đây, môi chất đang có nhiệt độ và áp suất cao sẽ được khí mát làm nhưng tụ tạo thành chất lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp. Đây là quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ. Do đó khi bạn đặt tay vào bên hông tủ lạnh sẽ cảm thấy nóng.
- Giai đoạn 3 – Giãn nở: Tiếp theo, môi chất lỏng có áp suất cao sẽ đi qua thiết bị dãn nở là van tiết lưu. Dưới tác dụng của van tiết lưu, môi chất này sẽ chuyển từ nhiệt độ thấp, áp suất cao thành nhiệt độ thấp, áp suất thấp.
- Giai đoạn 4 – Hóa hơi tại dàn lạnh: Lúc này môi chất lạnh sẽ nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ để hóa hơi. Quá trình hóa hơi là lúc môi chất thu nhiệt của không khí trong tủ và làm lạnh môi trường bên trong. Môi chất lạnh sau khi hóa hơi sẽ được đẩy về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.
Những điều cần nhớ giúp việc sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện và bền lâu
- Đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10cm. Điều này giúp đảm bảo không khí lưu thông tốt để làm mát dàn lạnh.
- Vệ sinh tủ thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trước khi dọn vệ sinh tủ bạn nên vặn nút điều chỉnh nhiệt thành MIN hoặc OFF rồi rút nguồn điện ra. Lấy toàn bộ thực phẩm trong ra ngoài và mở cửa tủ để làm tan tuyết đọng trong ngăn đá. Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn để cạy tuyết hoặc làm sạch tủ. Bạn nên dùng khăn mềm khô để lau các bộ phận trong tủ.
- Khi vệ sinh tủ cần cần để nóng đọng lại trong tủ. Đồng thời nên cắm điện làm lạnh không gian trong tủ trước rồi mới bỏ thực phẩm vào tủ lại.
- Nên cho tủ nghỉ ngơi mỗi tháng 30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh về trạng thái nhỏ nhất.
- Không nên nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ cùng 1 lúc. Bởi đồ quá nhiều sẽ khiến việc lưu thông khí bên trong tủ không được tốt.
- Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần và mở lâu. Bởi việc mở tủ lạnh sẽ khiến khí lạnh bay ra ngoài, làm điện năng tiêu thụ sẽ lớn hơn.
- Không để thực phẩm nóng trong tủ bởi quá trình làm cũng lâu hơn và gây giảm tuổi thọ của tủ.
- Các loại thực phẩm tươi sống cần được làm sạch, bọc kín rồi mới cho vào tủ lạnh. Các đồ ăn đã nấu chín hoặc có mùi đặc trưng cũng cần bọc kín lại. Việc này sẽ giúp hạn chế việc phát tán mùi trong tủ lạnh và không gây hỏng tủ.
Kết luận
Hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về vật dụng này. Từ đó sẽ có những giải pháp và cách dùng tiết kiệm, hợp lý mà vẫn giúp tủ sử dụng được lâu dài. Hy vọng các thông tin liên quan đến nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn.