3 Bước sơ cứu người bị điện giật đúng cách và an toàn nhất

Người bị điện giật thường gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, trang bị kiến thức về cách sơ cứu người bị điện giật là rất cần thiết.

Điện giật là một trong những tai nạn điện phổ biến nhất hiện nay. Người bị điện giật có nhiều mức độ và nhiều nguyên nhân gây tại nạn điện. Nếu nạn nhân nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, việc trang bị cho bản thân kiến thức về cách sơ cứu người bị điện giật là điều rất cần thiết.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sơ cứu người bị điện giật và những cách phòng tránh bị điện giật trong cuộc sống.

Mục lục

Bị điện giật gây nguy hiểm như thế nào?

Sự nguy hiểm của tai nạn điện liên quan trực tiếp tới thời gian và cường độ của dòng điện đã chạy qua cơ thể. Có 3 mức độ điện chủ yếu gồm:

  • Với cường độ dòng điện nhỏ, thời gian bị giật ngắn thì nó chỉ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, tay chân tê.
  • Ở dòng điện với cường độ trung bình, nó sẽ khiến cơ thể sinh ra phản ứng như co cơ, người bị giật, không thể thả những thứ đang cầm nắm trong tay ra được. Trường hợp này nếu không được sơ cứu kịp thời cũng sẽ gây nguy hiểm.
  • Với dòng điện có cường độ cao thì có thể trực tiếp gây ngừng tim và ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, dòng điện khi chạy qua cơ thể có khả năng gây bỏng da ở điểm đã tiếp xúc. Ở trong môi trường càng ẩm ướt thì khả năng bị điện giật lại càng cao. Thông thường, người ra sẽ ưu tiên việc sử dụng hiệu điện thế 110V để giảm độ nghiêm trọng khi bị điện giật. Bởi hiệu điện thế càng nhỏ thì mức độ ảnh hưởng càng yếu.

Người bị điện giật sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, thậm chí tính mạng

Người bị điện giật sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, thậm chí tính mạng

Nguyên nhân gây giật điện

Chắc hẳn, hầu như mỗi người chúng ta đều đã từng bị điện giật nhưng ở các mức độ khác nhau. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng bị điện giật nhưng phải kể đến các nguyên nhân sau:

  • Đấu sai cực trên các thiết bị, ổ cắm khiến điện chạy ra ngoài.
  • Dây trung tính trở thành nguồn dẫn điện. Lý do bởi dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính mà lại cắm vào cực dương.
  • Sử dụng dây dẫn trần khiến điện bị hở.
  • Các nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao hay đầu ra đui đèn bị mất hoặc hỏng làm nguồn điện bị hở, gây giật khi chạm phải.
  • Các dây cáp mềm bị hỏng, hở điện do có bị cọ xát vào các bề mặt sắc nhọn hoặc chạy ngầm dưới đất.
  • Đi dây đường điện công cộng không đủ tiêu chuẩn.
  • Đồ dùng, thiết bị điện trong nhà bị hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn cách điện.
  • Lắp đặt điện không hoàn thiện; sửa chữa tạm thời bằng các loại băng dính điện.
  • Không tuân thủ đúng các quy định về an toàn khi sơ cứu cho người bị điện giật.
  • Một số sự cố ngoài ý muốn khác.
Có nhiều nguyên nhân gây giật điện

Có nhiều nguyên nhân gây giật điện

Cách sơ cứu người bị điện giật đúng và an toàn

Người bị điện giật cần được sơ cứu càng nhanh càng tốt. Bởi Nếu chậm trễ có thể làm thay đổi khả năng cứu sống nạn nhân. Thông thường, khả năng cứu sống người bị điện giật sẽ lên tới 98% nếu người đó được thực hiện sơ cứu ngay lập tức sau khi bị điện giật. Nhưng nếu để nạn nhân chờ quá 5 phút thì khả năng cứu sống chỉ còn 25%. Do đó, khi gặp người bị điện giật bạn nên thực hiện ngay các bước sơ cứu sau.

Bước 1: Tìm cách ngắt ngay nguồn điện

Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện nạn nhân là phải tìm cách ngắt ngay nguồn điện truyền vào người nạn nhân. Bởi thời gian và cường độ dòng điện chạy qua cơ thể sẽ quyết định đến khả năng tổn thương mà nạn nhân phải chịu. Bị điện giật càng lâu thì tổn thương càng lớn và càng khó cứu chữa.

Ngắt nguồn điện là việc cần làm đầu tiên

Ngắt nguồn điện là việc cần làm đầu tiên

Bước 2: Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Trường hợp bạn có tìm thấy công tắc nguồn điện hay không thì việc khẩn cấp nhất là phải tìm cách tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Bởi nạn nhân khi bị điện giật thì cơ thể đã bị nhiễm điện. Nếu không tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện thì bạn có sẽ bị nhiễm điện khi bị sơ cứu.

Bạn có thể tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng vật không dẫn điện như bao tay cao su hoặc thanh gỗ, củi để kéo nạn nhân ra ngoài.

Khi tách nguồn điện khỏi người nạn nhân cần đảm bảo đúng cách và an toàn

Khi tách nguồn điện khỏi người nạn nhân cần đảm bảo đúng cách và an toàn

Bước 3: Tiến hành các bước sơ cứu

Khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, bạn đặt nạn nhân ở nơi cao ráo, thoáng mát rồi mới tiến hành kiểm tra và sơ cứu. Các bước này cần phải làm nhanh và chính xác để đảm bảo khả năng sống cho nạn nhân và tự bảo vệ bản thân.

Các bước tiến hành sơ cứu như sau:

Kiểm tra tình trạng nạn nhân

  • Nếu nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ thương tổn của nạn nhân. Cần đảm bảo 2 bộ phận là tim và phổi còn hoạt động bình thường. Sau đó xem xét các bộ phận khác trên cơ thể có bị tổn thương không. Nếu bị tổn thương nặng, đặc biệt ở phần đốt sống cổ thì cần cấp cứu cho nạn nhân kịp thời để tránh bị liệt.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh: Cần thực hiện ngay biện pháp sơ cứu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực để cứu nạn nhân.

Tiến hành các sơ cứu cần thiết

Sau khi đã xác nhận được tình trạng nạn nhân bạn sẽ tiến hành sơ cứu. Tùy vào tình trạng của nạn nhân sẽ có những bước sơ cứu khác nhau. Trường hợp nạn nhân đã bất tỉnh thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

Các bước hô hấp nhân tạo
  • Nới rộng quần áo nạn nhân; dùng gối, vải mềm để kê dưới cổ nạn nhân để đầu hơi ngửa ra sau. Việc này có tác dụng khiến đường hô hấp của nạn nhân thông thoáng hơn.
  • Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm dưới của nạn nhân ra. Sau đó bạn hít 1 hơi thật sâu để thổi hơi vào phổi nạn nhân. Với người lớn tuổi bạn cần thực hiện động tác này liên tục, còn với trẻ dưới 8 tuổi thì chỉ thực hiện 1 lần. Đợi cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống bạn mới thực hiện thổi hơi tiếp. Cần làm cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại.
  • Trung bình 1 phút sẽ thực hiện 20 lần thao tác này. Trường hợp nạn nhân bị tổn thương ở miệng thì bạn bịt miệng nạn nhân lại và thổi vào mũi.
Hô hấp nhân tạo là cách để cứu sống nạn nhân

Hô hấp nhân tạo là cách để cứu sống nạn nhân

Các bước ép tim ngoài lồng ngực
  • Bạn quỳ gối 2 bên người nạn nhân, để 2 tay chồng lên nhau và đặt trước tim nạn nhân. Bạn từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực rồi mới nới lỏng tay ra.
  • Thao tác này cần thực hiện nhanh và liên tục khoảng 100 lần 1 phút. Nếu nạn nhân là trẻ dưới 1 tuổi thì bạn cần thực hiện nhanh và nhiều hơn.
  • Bạn có thể kết hợp cả ép tim ngoài lồng ngực với hô hấp nhân tạo để nạn nhân có thể nhanh tỉnh hơn. Cứ sau 5 lần ép tim bạn lại thổi ngạt 1 lần. Các thao tác cần thực hiện đến khi nào nạn nhân tỉnh mới thôi. Sau đó cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Bạn có thể kết hợp ép tim ngoài lồng ngực để sơ cứu

Bạn có thể kết hợp ép tim ngoài lồng ngực để sơ cứu

Cần lưu ý gì khi thực hiện sơ cứu cho người bị điện giật

Khi sơ cứu cho người bị điện giật bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được để nạn nhân ngã hoặc gây ra những tổn thương khác. Điều này khiến nạn nhân đau đớn hơn và làm nghiêm trọng hơn các tổn thương vốn có.
  • Tuyệt đối không chạm vào nạn nhân nếu chưa ngắt nguồn điện. Hoặc bạn không được dùng tay không để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bởi như vậy bạn sẽ bị điện giật.
  • Không hoảng loạn, cần bình tĩnh để đưa ra được các biện pháp sơ cứu nạn nhân tốt nhất.
  • Trong lúc sơ cứu nạn nhân bạn cần gọi cả xe cứu thương để cứu chữa nạn nhân kịp thời. Bởi những bước bạn làm chỉ là sơ cứu tại chỗ, nạn nhân cần được kiểm tra và chữa trị nhiều hơn.

Cách đề phòng điện giật hiệu quả nhất

Để đề phòng điện giật bạn nên thực hiện những quy tắc an toàn điện sau:

  • Cần thiết kế ổ điện đảm bảo an toàn, không hở điện.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để kịp thời phát hiện khi có sự cố.
  • Khi sửa điện phải trang bị đầy đủ các các vật dụng đảm bảo an toàn điện như găng tay, ủng; kìm; bút thử điện,… Tuyệt đối không dùng tay không để cắt hoặc nối điện.
  • Không để trẻ nhỏ chơi đùa, nghịch các ổ điện hay các thiết bị đang có điện.
  • Không dùng điện để làm các công việc như đánh bắt cá; diệt chuột;…
  • Thay mới các thiết bị điện khi đã sử dụng lâu để đảm bảo an toàn điện trong gia đình.
Chú ý các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Chú ý các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Người bị điện giật sẽ bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Không chỉ vậy, nếu bị phát hiện càng muộn thì khả năng cứu chưa càng thấp. Nhiều người thực hiện sơ cứu cho người bị điện giật nhưng không đúng cách cũng sẽ không cứu được nạn nhân. Chính vì vậy, biết và hiểu rõ về cách sơ cứu người bị điện giật sẽ giúp bạn cứu được nạn nhân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hy vong các thông tin trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Đồng thời giúp bạn có thể cứu sống được nạn nhân khi cần thiết.

 

Rate this post

Leave a Reply

Chat Zalo
Call Now Button0988928834