Thiết kế hệ, lắp đặt đường ống nước trong nhà đúng chuẩn không chỉ thuận tiện trong sinh hoạt mà còn giúp công trình tồn tại bền vững theo thời gian.
Hệ thống đường nước sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôi nhà của chúng ta. Có thể thấy hầu hết các căn nhà đều cần phải có hệ thống đường nước. Nó giúp cung cấp nước dùng hàng ngày và dẫn thải nước sinh hoạt ra ngoài. Vậy thì lắp đặt đường ống nước trong nhà như thế nào? Cách lắp đặt khó hay dễ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phía trên.
Mục lục
Cấu tạo hệ thống đường ống nước trong nhà
Đường ống nước trong nhà đóng vài trò rất quan trọng. Sẽ rất đau đầu và khó khăn khi bạn phải khắc phục những vấn đề liên quan đến đường nước. Do đó, bạn nên hiểu về cấu tạo hệ thống đường nước trong nhà để dễ dàng trong việc thiết kế đường nước.
Hệ thống đường nước trong nhà như sau:
- Hệ thống cung cấp và phân phối nước dùng: Có tác dụng vận chuyển nước từ nguồn đến các thiết bị sử dụng nước. Nguồn cấp nước có thể là từ ao, hồ, giếng hay nhà máy nước.
- Hệ thống thải nước sinh hoạt: Giúp thải ra ngoài nguồn nước đã qua sử dụng từ các hộ gia đình. Nước thải sẽ được dồn đến khu xử lý nước như hệ thống thoát nước thành phố, bể chứa,…
- Hệ thống thông khí: Được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này. Nó bao gồm các ống ở trên không trung, cao hơn mái nhà.
- Thiết bị, máy móc sử dụng nước: Các thiết bị có sử dụng nước gồm bồn tắm, bồn rửa, bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng, vòi sen,… Tất cả các thiết bị này đều được thông khí và trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải. Việc này sẽ đảm bảo ngăn mùi từ hệ thống nước thải thoát ra ngoài.
4 bước thiết kế sơ đồ lắp đặt đường ống nước trong nhà đạt chuẩn
Để lắp đặt đường ống nước trong nhà nhanh chóng và có thể sử dụng tốt vì quá trình thiết kế đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình thiết kế được chia thành 4 bước như sau.
Bước 1: Thiết lập sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước trong nhà
Thiết lập sơ đồ nguyên lý hệ thống nước là bước đầu tiên, không thể bỏ qua khi muốn lắp đặt đường ống nước trong nhà. Sơ đồ này sẽ giúp bạn biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Từ đó bạn có thể xác định được rõ các vị trí về đường ống cấp nước, đường thoát nước, đồng hồ, máy bơm,…
Bước 2: Thiết kế mặt bằng cấp thoát nước
Bước này là bước bạn cần triển khai những ý tưởng của mình sau khi đã có được sơ đồ nguyên lý của hệ thống nước trong nhà. Khi thiết kế, bạn nên bố trí các hộp gen chứa; đường ống cấp nước, thoát nước thải sao cho tiết kiệm vị trí và hợp lý nhất. Đồng thời, các đường ống nước nóng và lạnh cũng cần phải đặt sao cho tiết kiệm không gian nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ ngôi nhà.
Ngoài ra, khi đặt đồng hồ nước, máy bơm hay bể tự hoại,.. cũng cần cân nhắc tới vị trí đặt. Bởi đây là những thứ cần bảo trì, bào dưỡng và kiểm tra thường xuyên. Chính vì thế nơi đặt thuận tiện sẽ giúp quá trình bảo dưỡng dễ dàng hơn.
Bước 3: Triển khai chi tiết lắp đặt đường ống nước trong nhà
Sau khi đã triển khai phần mặt bằng, tiếp theo bạn cần bước vào giai đoạn triển khai chi tiết bản thiết kế. Ở bước này bạn cần xác định rõ các chi tiết cần lắp đặt như bể tự hoại; cách lắp đặt đường ống nước trong nhà cả nước thải và nguồn nước cấp,… Bạn nên triển khai các chi tiết cả trên mặt bằng và mặt cắt của bản thiết kế dể có được cái nhìn rõ nhất khi lắp đặt.
Bước 4: Lắp đặt đường ống nước trong nhà theo quy trình
Bước cuối cùng là triển khai lắp đặt đường ống nước trong nhà theo như thiết kế đã có sẵn. Thông thường, quy trình lắp đặt vật liệu sẽ được tiến hành sau khi thi công phần thô của ngôi nhà. Việc lắp đặt vào thời điểm này sẽ giúp người thợ dễ dàng thi công cũng như không phải đục khoét tường, đảm bảo thẩm mỹ của ngôi nhà sau khi hoàn thiện.
Các quy định về kích thước và cách lắp đặt đường ống nước trong nhà
1. Quy định về kích thước đường ống
Kích thước ở các loại đường ống nước sẽ có sự khác nhau bởi chức năng khác nhau. Các quy định về kích thước đường ống như sau:
- Ống cấp nước: Đường kính của ống cấp nước từ nguồn chính tối thiểu là 20mm. Các ông nhánh, ống cấp nước tới các thiết bị sử dụng tối thiểu là 13mm.
- Ống thoát nước: Đối với ống thoát chính của cả nhà cần có đường kính trên 102mm; ống thoát ngang và bồn vệ sinh rộng >78mm; các ống ở bồn rửa, bồn tắm, máy giặt, sàn nhà tắm,… chỉ cần đường kính :38mm.
- Ống thông khí: Ống chính cần dựng hướng thẳng lên trời, đường kính >78mm. Các ống phụ khác chỉ cần >38mm là đủ.
Cần lưu ý, các vật liệu làm ống hiện nay rất đa dangh như nhưa, đồng, ống mạ kẽ,.. Bạn nên sử dụng các loại ống đúng quy chuẩn và được kiểm nghiệm về chất lượng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
2. Quy định khi lắp đặt đường ống nước trong nhà
Khi lắp đặt đường ống nước trong nhà bạn cần chú ý những quy định sau:
- Đối với đoạn nối trong hệ thống nước thải, tuyệt đối không dùng nối chữ T, chữ X.
- Không tạo các mối nối phức tạp; hạn chế nối cho đường ống nằm ngang.
- Cần bố trí cửa thăm cho hệ thống đường ống thải và ống thoát nước mưa để có thể thông rửa toàn hệ thống. Cửa thăm phải được đặt ở phía dòng chảy hướng của bẫy nước và đặt trực tiếp tại các bẫy nước.
- Cần bố trí cửa thăm ở đáy các đường ống thoát chính theo phương thẳng đứng. Cùng với đó, vị trí của cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần.
- Mỗi thiết bị vệ sinh cần đặt bẫy nước ngăn mùi riêng. Các bẫy nước cần được thông khí.
- Hố ga hay bể chứa nước thải, bể phốt cần kín khí, kín nước và được thông khí tốt. Kích cỡ đường ống thông khí có thể nhỏ hơn ống thải lớn.
Một số lỗi cần lưu ý khi lắp đặt đường ống nước trong nhà
1. Đặt đường ống thải có độ dốc không đúng
Độ dốc lý tưởng cho khoảng 300mm chiều dài ống là 6.5mm (2%). Tốc độ này cho phép cả nước thải và chất rắn cùng được quét sạch. Ống quá dốc (>4%) sẽ gây tắc như đường ống có độ dốc không đủ. Bởi khi chất lỏng di chuyển nhanh thì sẽ để lại chất rắn phía sau.
2. Không thông khí cho bẫy nước
Bẫy nước và thông khí là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nhất trong hệ thống thống đường ống mước. Cả hai đều có chức năng duy trì vệ sinh giữa không gian sinh hoạt với hệ thống nước thải. Bẫy nước sẽ giúp ngăn các khí độc, hôi thối không lọt vào nhà. Nếu thông khí không đúng sẽ dẫn đến nước bị hút cạn trong các bẫy, khiến bẫy nước bị khô và không còn tác dụng.
3. Để ống thống khí nằm ngang
Có 2 loại thông khí cho bẫy nước là ướt và khô. Thông khí ướt là dùng ống thoát quá khổ làm ống thông khí. Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng cung cấp khí cho hệ thống. Nếu bị lấp kín thì cả hai loại thông khí này đều không còn tác dụng. Sự thông thoáng của thông khí ướt được giữ lại thông qua sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống. Còn thông khí khô lắp đặt không đúng cách sẽ gây tắc.
4. Cửa thăm bố trí không hợp lý
Cửa thăm có tác dụng làm thông và làm sạch cống nên cần phải bố trí nhiều. Nếu không bố trí đủ sẽ gây tắc nghẽn đường nước. Cấn bố trí cửa thăm ở các nơi như: đường ống chính thoát ra ngoài; đoạn ống chính gặp đường ống ngang; nơi đường ống chính chuyển hướng và ở mỗi đoạn ống dài 30m.
Đồng thời, việc cửa thăm bố trí không hơp lý sẽ gây khó khăn trong quá trình sửa chữa khi xảy ra sự cố. Do đó cần bố trí cửa thăm ở nơi thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Nên để khoảng trống ít nhất từ 30 – 45cm để người thợ có không gian làm việc.
5. Không để đủ khoảng trống thông khí
Để nước thải không bị hút ngược lại với nguồn nước cấp thì cần duy trì khoảng trống giữa vòi nước và lỗ xả tràn. Bởi nếu khoảng trống thông khí không đủ sẽ khiến nước thải bị hút ngược lại.
6. Áp lực và nhiệt độ của van xả bình nóng lạnh không đúng
Nhiệt độ và áp lực của nước nóng sẽ tăng lên cho đến khi bình nước nóng phát nổ do không có thiết bị bảo vệ. Để tránh nguy hiểm, cần đặt van xả an toàn cho bình nước nóng. Van này có tác dụng tự xả nước nóng ra ngoài khi nước trong bình có nhiệt độ và áp suất vượt quá mức cho phép. Đồng thời cần lắp đường ống của van xả đúng độ dốc và đảm bảo cho nước được thoát ra ngoài.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn khá toàn diện về việc lắp đặt đường ống nước trong nhà. Để đảm bảo quá trình hoạt động được tốt nhất bạn nên tính toán kỹ và thiết kế hệ thống nước gia đình chuẩn nhất. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công.