Bạn đang xây dựng căn nhà cho gia đình mình và quan tâm đến hệ thống đường dây điện? Bạn muốn biết cách đi dây điện trong nhà sao cho an toàn đúng kỹ thuật nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có nắm được những kiến thức cơ bản và lên kế hoạch xây dựng thật chu đáo nhé.
Mục lục
Cách đi dây điện trong nhà
Đi dây điện nổi trong nhà
Đi dây điên nổi trong nhà là một phương cách bố trí đường điện trực tiếp từ các thiết bị đến nguồn điện. Đây là hình thức đi dây điện phổ biến trong các công trình xây dựng những năm về trước. Dây điện được đặt trong các đường ống nhựa tròn hoặc dẹt và được ốp lên tường nhà hay trần nhà. Dây điện sẽ được dẫn từ mạch điện bên ngoài vào trong nhà rồi phân chia tới các phòng.
Đi dây nổi bạn có thể lắp đặt trong nhà sau khi đã hoàn tất việc xây dựng. Nếu đã quyết định lựa chọn cách đi dây điện trong nhà này. Bạn cần tính toán vị trí đi dây ở đâu sao cho không bị ảnh hưởng bởi va chạm cũng như sinh hoạt của con người. Ngoài ra, dây điện cũng không được đặt ở vị trí có độ ẩm cao hay gần đường ống nước. Nếu thấy vị trí nào đường dây bị vỡ thì phải thay thế ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
Xem thêm : cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp
Ưu điểm của cách đi dây điện nổi trong nhà
- Dễ thi công, tiết kiệm chi phí
- Có thể di chuyển vật dụng khi cần. Kiểm tra được đường dây mỗi vật dụng gặp sự cố về điện.
- Dễ dàng khắc phục sự cố khi bị cháy chập, hỏng hóc.
- Có thể đi lại hay thêm bớt, loại bỏ đường dây nếu cảm thấy cần thiết.
- Không nhất thiết phải có bản vẽ mạch điện trong nhà trước khi xây dựng.
Nhược điểm
- Do dây điện nổi chạy khắp nhà nên tính thẩm mĩ không cao. Nếu không bố trí hợp lý sẽ rất rối mắt và ảnh hưởng tới không gian sử dụng.
- Khi gặp sự cố chập cháy sẽ gây nổ và nguy cơ cháy nhà.
- Dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ hoặc thú cưng nếu chúng nghịch ngợm, không có ai trông coi.
Đi dây điện âm tường trong nhà
Cách đi dây điện trong nhà âm tường là thiết kế mạng điện chìm, chạy bên trong tường hoặc dưới đất. Thiết kế này giúp cho việc thi công dây điện không lộ ra ngoài gây nguy hiểm. Cũng như hạn chế vướng víu so với dây điện nổi. Sinh hoạt gia đình sẽ thuận tiện hơn. Cách đi dây điện trong nhà âm tường là phương pháp đi dây điện được nhiều gia chủ sử dụng trong thời đại nay. Vì tính thẩm mỹ cao và tiện dụng của nó.
Đường điện được thiết kế và tiến hành thi công ngay từ khi xây dựng và hoàn thiện cùng lúc với cả ngôi nhà. Ngôi nhà được thi công đến đâu thì các đường điện sẽ được đi đến đó theo bản thiết kế. Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng. Việc lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc thợ sửa chữa điện nước nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Do vậy khi đi dây đường dây điện âm tường trong nhà cần chọn các loại ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy nổ và chống thấm nước.
Ưu điểm của cách đi dây điện trong nhà âm tường
- Đạt độ thẩm mỹ tối đa cho công trình
- Ít gặp sự cố, hạn chết chấy nổ
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài.
Nhược điểm của cách đi dây điện trong nhà âm tường
- Mất nhiều thời gian thi công
- Chi phí lắp đặt cao
- Nhất quyết phải có bản vẽ thiết kế đường điện. Đặc biệt cần lưu trữ bản vẽ để khắc phục sự cố nếu hư hỏng.
- Khi sảy ra sự cố thì sửa chữa rất phức tạp, đục tường nối dây mất thời gian và công sức.
Những lưu ý khi đi dây điện trong nhà
Các cách đi dây điện trong nhà dù là nổi hay âm tường thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn luôn được đặt lên trên hết. Bởi chỉ cần xảy ra một sự cố nhỏ thôi thì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Gây thiệt hại cả về tài sản và tính mạng con người. Do đó bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
Chọn loại dây điện chất lượng
Bạn cần chọn loại dây điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Không quá mỏng hoặc quá dầy. Tùy theo kết cấu tường nhà của bạn để chọn loại dây hợp lý. Về cơ bản thì dây điện đều có lõi giống nhau. Đa phần lõi dây điện được làm từ đồng. Điểm khác nhau của chúng chính là lớp vỏ bọc dây bên ngoài.
Nếu bạn dùng cách đi dây điện nổi trong nhà. Bạn nên lựa chọn những loại dây đơn 1 x 1,5 hoặc chọn dây điện đôi CV2 x 1.5. Chúng có độ bền và khó đứt gãy, tránh bị ẩm hay bị chuột cắn khó hỏng.
Nếu bạn đi dây điện âm tường, âm trần hay âm sàn. Bạn nên ưu tiên những dây có thiết kế gọn gàng, chất lượng tốt để tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa. Trường hợp đi dây điện ngầm trong lòng đất. Tốt hơn hết bạn nên chọn loại dây điện có vỏ bọc chất lượng. Có khả năng chống ẩm và chống nước tốt. Còn đối với việc chọn dây đi dây điện ngoài trời thì cần phải chọn dây có độ dầy lớn, đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng. Bạn có thể chọn những loại dây điện lõi đồng, vỏ dây được bọc cách điện bằng nhựa PVC hoặc PVE.
Chọn loại ống luồn dây phù hợp
Để gia tăng tuổi thọ cho dây điện và tính an toàn lâu bền cho cả ngôi nhà. Dù là đi dây điện nổi hay đi dây điện âm tường thì tốt hơn hết bạn nên sử dụng các loại ống chuyên dụng. Với dây điện nổi thì thường sử dụng chọn ống vuông. Nó vừa thuận tiện lại vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nên chọn ống tròn nếu đi dây điện âm tường. Ống tròn có khả năng chịu lực tốt lại dễ lắp đặt vào tường. Không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu tường gạch. Trường hợp bạn đi điện âm trần thì nên chọn ống đàn hồi, ống ruột gà. Bởi loại ống này chúng vừa nhẹ, vừa dễ co giãn, lại dễ uốn cong thành nhiều hình dạng. Còn nếu đi dây điện nối đất, bạn nên chọn ống có màu sắc nổi bật để dễ nhận biết.
Dù sử dụng ống bảo vệ dây điện loại nào thì cũng nên ưu tiên chọn cho những loại ống chắc chắn, có khả năng chịu lực, chống thấm tốt và cách nhiệt. Ngoài ra, kích thước ống là điều bạn cũng cần phải lưu ý. Tùy thuộc vào số lượng dây định bố trí trong các khu vực tường. Mà bạn cần các loại ống có kích thước khác nhau. Khu vực có nhiều thiết bị hoặc lượng điện sử dụng lớn thì bố trí ống to. Vì trong quá trình sử dụng khi dòng điện chạy qua dây sẽ tỏa nhiệt. Ống to sẽ giúp tỏa nhiệt nhanh hơn. Còn các khu vực ít thiết bị sử dụng điện. Bạn có thể bố trí ống nhỏ vừa phải để tiết kiệm chi phí.
Thi công đường đây điện đúng nguyên tắc
- Không tự ý thi công hệ thống điện khi chưa nắm được kỹ các kết cấu về điện. Không có dụng cụ bảo hộ hoặc trang thiết bị đầy đủ đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng các loại dây điện rẻ tiền kém chất lượng. Hoặc sử dụng ống luồn dây không đáp ứng tiêu chuẩn.
- Không tự tiện đi dây điện trong nhà mà không nắm được thiết kế. Những mạng dây điện chằng chịt không tối ưu vừa làm mất thẩm mỹ lại vừa gây nguy hiểm cho gia đình.
- Khi tiến hành sửa chữa đường điện, đặc biệt là điện âm tường cần tham khảo lại bản vẽ thiết kế sơ đồ điện. Không tùy ý khoan đục tường theo trí nhớ hoặc cảm tính, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.