Trong quá trình sử dụng điện năng có thể xảy ra nhiều vấn đề phát sinh như hiện tượng đoản mạch làm ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của nguồn điện, gây cháy nổ, hỏa hoạn nguy hiểm. Vậy, hiện tượng đoản mạch là gì và làm thế nào để phòng tránh chúng? Hãy tìm hiểu qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để hạn chế tối đa những sự cố hi hữu nhất.
Mục lục
Đoản mạch là gì ?
Đoản mạch là hiện tượng dòng điện không chạy qua tải. Hoặc chỉ chạy qua một phần như trong cuộn dây điện có điện trở rất nhỏ. Vì không qua tải nên người ta còn gọi là hiện tượng ngắn mạch. Nó có thể dẫn đến đứt cầu chì. Khi nối tắt hai cực của nguồn điện, điện trở mạch ngoài coi như không có. Nên lúc này xảy ra hiện tượng đoản mạch. Đoản mạch điện sẽ tạo cường độ dòng điện rất lớn có thể dẫn tới tỏa nhiệt rất mạnh và gây cháy nổ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta sử dụng như một công cụ dùng để tạo ra dòng điện lớn.
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào ?
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đó dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn và dễ xảy ra cháy nổ. Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.
Nói một cách chính xác, đoản mạch là hiện tượng mạch điện ngắn hoặc hở. Trong một mạch thông thường khi nào cũng có một nguồn điện trở. Nhưng vì một lý do nào đó mà 2 sợi dây điện dính vào nhau. Và tạo nên một đường tắt cho dòng điện đi qua. Dòng điện không chạy qua điện trở nên nó không bị cản. Và chính vì không bị cản trở nên cường độ dòng điện tăng lên cao một cách bất ngờ, dễ quá tải và xảy ra các sự cố.
Tác hại của hiện tượng đoản mạch
Hiện tượng đoản mạch gây ra nhiều tác hại nguy hiểm :
+ Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch tăng lên quá lớn. Nên tỏa ra nhiệt lượng rất cao và có thể làm cháy nổ vỏ dây điện. Từ đó dẫn đến hỏng các bộ phận khác gần nó. Thậm chí gây nguy hiểm đến con người nếu ở gần, có thể gây bỏng hoặc thiệt hại đến tính mạng.
+ Hiện tượng đoản mạch xảy ra còn có nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
+ Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch. Thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.
Biện pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch
Để hạn chế hiện tượng đoản mạch trong khi sử dụng các thiết bị điện, cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Khi không sử dụng thiết bị điện cần tắt hoàn toàn, an toàn hơn thì hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện.
+ Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với dòng điện. Đây là một biện pháp tăng độ an toàn khi sử dụng điện. Để tránh hiện tượng đoản mạch xảy ra, cần lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.
+ Trong quá trình sử dụng, để nguồn điện trong gia đình được bảo vệ an toàn nhất. Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng như va đập cơ học, nhiệt độ môi trường cao. Lắp đặt các vị trí công tắc điện ở vị trí thông thoáng, tránh các khu vực ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao như nhà vệ sinh hoặc khu vực bếp nấu nướng.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được đoản mạch là gì, cũng như các biện pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch. Nếu gặp phải hiện tượng này xảy ra, tốt nhất bạn hãy gọi dịch vụ sửa chữa điện nước uy tín để giải quyết giúp bạn. Đảm bảo an toàn cho bản thân và các thiết bị khác trong gia đình.