Aptomat là một trong những thiết bị điện mà gia đình nào cũng có. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chúng ta sử dụng thiết bị điện; và được sử dụng ở nhiều thiết bị như aptomat dùng cho bình nóng lạnh, aptomat nóng lạnh, aptomat cho bếp từ. Tuy nhiên nhiều người lại không biết aptomat dùng để làm gì? cũng như bảng tra thông số của nó như nào. Bài viết dưới đây Kiên Cường sẽ chia sẻ với bạn chi tiết về aptomat, sơ đồ và cách đấu aptomat cực dễ.
Mục lục
Aptomat là gì?
Aptomat tiếng trung là gì? Aptomat tiếng trung là 适体. Aptomat tiếng anh là Circuit Breaker – viết tắt là CB. òn được gọi là cầu dao tổng, là cứu tinh của các gia đình khi có sự cố điện xảy ra, đảm bảo an toàn khi sử dụng điện với chức năng ngắt mạch điện khi điện áp quá tải, ngắn mạch, thấp áp…
Aptomat là thiết bị gì?
Aptomat là thiết bị có chức năng đóng cắt mạch điện tự động. Trong một hệ thống điện, Aptomat có chức năng bảo vệ hệ thống tránh hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch. Một số loại còn có thêm nhiều chức năng tiên tiến như chống rò rỉ điện hoặc chống giật.
Các ký hiệu Aptomat
STT | Cách đọc thông số aptomat | Ý nghĩ thông số aptomat |
1 | Ue: Điện áp làm việc định mức
|
Đầu tiên chúng ta đi vào phần đầu của thông số kĩ thuật. Thì chúng ta không nen bỏ qua thông số UE. Vì đây là thông số kí hiệu cho điện áo làm việc định mức.
Thông thường thì mỗi một thiết bị hoạt động với một công suất bao nhiêu vô thì đều được thể hiện thẳng trên thân của thiết bị. |
2 | UI: Điện áp cách điện định mức | Kí hiệu này khá đơn giản với chữ U cùng với chữ i nhỏ ở bên cạch. Kí hiệu này giúp cho người dùng có thể biết được chính xác thiết bị này cần nguồn năng lượng điện như thế nào. |
3 | Ui mp: Điện áp chịu xung định mức | Kí hiệu này giúp cho người dùng có thể biết được Aptomat có điện áp xung định mức là bao nhiêu KV mà để sử dụng thiết bị sao cho một cách hợp lý hơn.
Có thể tránh được tình trạng lạm dụng làm thay đổi điện áp chịu xung của thiết bị. |
4 | I cs: Dòng điện cắt tải thực tế | Kí hiệu này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thiết bị Aptomat. Và các thiết bị có khả năng ngăn sự quá tả và bảo vệ mạch điện cho người tiêu dùng. |
5 | I n: Dòng điện định mức | Kí hiệu này là I n có ý nghĩa chính xác đó là dòng dành định. Dòng danh định cũng sẽ làm việc với 50A. |
6 | I cu: Khả năng chịu đựng được dòng của tiếp điểm khi có sự cố nhắn mạch. (Ics = 50% Icu) | I cu có khả năng giúp chịu đựng được dòng của tiếp điểm. Và nếu khi mà có sự cố xảy ra thì chúng làm việc nhanh chóng. |
7 | I cw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm | I cw là khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm và chính kí hiệu này cũng cho biết rõ cách thức hoạt động của Aptomat trong một thời gian ngắn hay dài.
Và từ bao nhiêu giây thông thường chỉ có từ 1 đến 3 giây. Và thông qua kí hiệu ở phần thông số này mà mọi người sẽ hiểu hơn về aptomat. |
Aptomat dùng để làm gì?
Aptomat có công dụng dùng để tự động cắt các mạch điện như cầu chì chì. Nó còn bảo vệ dòng điện tránh tránh khỏi các trường hợp bị quá tải và bị ngắn mạch, sụt áp…
Ngoài ra thì công dụng của aptomat còn có nhiều công dụng nổi bật khác. Thế nhưng vẫn được đảm bảo về mặt an toàn cho con người và cũng là sự lựa chọn tốt nhất của mọi gia đình.
Và trong quá trình sử dụng aptomat để có thể đảm bảo được một cách an toàn nhất. Thì trong quá trình sử dụng chúng ta cần để ý đến chúng. Và thường xuyên kiểm tra xem có vấn đề gì không. Để có thể đảm bảo một cách an toàn nhất cho gia đình.
Và nếu như chúng ta mà am hiểu vế thiết bị điện thì chúng ta mới lên kiểm tra. Nếu không thì nên nhờ đến thợ sửa điện nước tại Hà Nội. Bởi nếu như chúng ta tự ý sửa chữa có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Cấu tạo của aptomat
Khi chúng ta nắm được cấu tạo cũng như thông số của aptomat. Thì chúng sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc sửa chữa aptomat khi chúng gặp phải vấn đề.
Aptomat có cấu tạo bao gồm 3 phần chính đó là:
Tiếp điểm
Tiếp điểm được chế tạo có hai cấp tiếp điểm chính và hồ quang, hoặc ba cấp tiếp điểm là chính, phụ, hồ quang.
Bộ phận này có vai trò khi chúng ta đóng mạch tiếp điểm thì hồ quang sẽ đóng trước. Và tiếp theo đó là tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính.
Khi chúng ta cắt mạch thì ngược lại khi này tiếp điểm chính sẽ được mở ra trước. Sau đó thì sẽ đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là hồ quang. Như vậy là hồ quang sẽ chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang vì vậy bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện.
Hộp dập hồ quang
Để dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện. Thì người ta thường dùng 2 kiểu thiết bị dập hồ quang đó là: kiểu nửa kín và kiểu hở.
+ Kiểu nửa kín thì được đặt trong vỏ kín của aptoma và có lỗ thoát khí. Kiểu này sẽ có dòng điện giới hạn và cắt không quá 50 KA.
+ Còn đối với kiểu hở thì chúng được dùng khi giới hạn của dòng điện cắt lớn hơn 50 KA hoặc điện áp lớn 1000V.
Móc bảo vệ
Aptomat sẽ tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ hay còn được gọi là móc bảo vệ. Chúng sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện và khi sụt áp.
Nó giúp bảo vệ các thiết bị điện không quá tải và ngắn mạch, đường thời gian dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.
Đấu aptomat ngược có được không?
Như chúng ta cũng đã biết công dụng của aptomat rất quan trọng trong việc sử dụng hệ thống điện. Nhưng hầu như chúng ta chỉ nghe thấy đấu aptomat cùng chiều. Chính vì vậy mọi người khá thắc mắc rằng không biết chúng ta có thể đấu được aptomat ngược chiều hay không. Và chính vì aptomat được sử dụng ở nhiều nơi như trong các hộ gia đình, nhà xưởng, nhà máy,…
Đối với việc chúng ta đấu aptomat ngược là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên trong quá trình đấu chúng ta cần hết sức cẩn trọng. Bởi nếu như chúng ta chỉ cần sai sót một chút là chúng ta đã có thể khiến cho aptomat không thể nào phát huy được công dụng của nó.
Cách đấu aptomat
Khi chúng ta đã nắm được cấu tạo và công dụng của aptomat. Thì việc chúng ta tiến hành trong cách đấu aptomat mà một trong những việc vô cùng đơn giản. Và nếu như chúng ta am hiểu về thiết bị điện thì chúng ta có thể đấu lắp được aptomat tại nhà một cách khá đơn giản.
Sơ đồ đấu aptomat
Việc đấu aptomat là một việc khá đơn giản. Nếu như chúng ta biết được về cấu tạo nó nó. Thì việc bắt tay vào đấu sẽ không sai sót và mất quá nhiều thời gian của chúng ta.
Chính vì vậy việc nắm được sơ đồ đấu aptomat là một trong những việc khá cần thiết đối với chúng ta trong quá trình đấu lắp.
Sơ đồ đấu aptomat được đấu như sau:
Cách đấu aptomat chống giật
Khi chúng ta có được sơ đồ đấu aptomat thì việc đấu sẽ được thực hiện đơn giản đi khá nhiều. Và cách đấu aptomat được đấu cụ thể như sau:
Cách đấu aptomat 1 pha
Các bước đấu dây aptomat 1 pha cực kì đơn giản:
Bước 1: ngắt điện
Để đảm bảo an toàn đầu tiên chúng ta nên ngắt nguồn điện trước, sau đó chúng ta tiến hành kiểm tra lại. Sau khi kiểm tra thấy không còn nguồn điện, chúng ta tiến hành đấu dây.
Chúng ta cần phải xác định được đầu vào, sau khi đã xác định được đầu vào chúng ta tiến hành đấu ở đầu vào trước.
Bước 3: Lắp đặt
Lưu ý phải đặt Aptomat đúng chiều, không đặt ngược.
Nguồn điện vào thường ở trên cao đi xuống nên ta đấu hai dây vào ở phía trên Aptomat. Lưu ý dây lửa vào vị trí kí hiệu chữ L và dây mát ở cực còn lại. Cứ đấu nếu khi dập cầu dao tổng ngoài đồng hồ mà kiểm tra thấy sai thì đổi lại là ok.
Bước 4: Đấu nối
Tiếp tục đấu 2 dây ra tải tiêu thụ ở đầu dưới, cũng đấu tương tự như trên. Lưu ý dây lửa phải đưa vào cầu chì để bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình nha.
Bước 5: Kiểm tra
Kiểm tra lại các đầu nối đã chắc chắn và an toàn chưa rồi dập cầu dao tổng kiểm tra kết quả.
Các bạn lưu ý khi đấu không nên tuốt dây quá dài khi đưa vào đấu nối không hết sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Một điều nữa là khi vặn vít không nên vặn quá chặt mà chỉ vặn vừa tay để các dây đồng không bị đứt vụn. Chúc các bạn đấu nối thành công và ann toàn.
Cách đấu aptomat 1 pha 1 cực
Aptomat 1 pha 1 cực được khá nhiều người sử dụng hiện nay. Và cách đấu aptomat cũng không có gì khá phức tạp. Và để tiến hành đấu lắp aptomat thì đầu tiên chúng ta cần khảo sát được vị trí lắp đặt. Và chúng ta cần nắm được rằng thông số kỹ thuật của aptomat như nào để có thể lắp đặt sao cho phù hợp.
Để tiến hành đấu aptomat 1 cực như sau:
Bước 1: ngắt nguồn điện
Chúng ta sẽ tiến hành ngắt hết nguồn điện và hệ thống điện ở trong không gian lắp đặt.
Bước 2: bắt vít aptomat 1 pha 1 cực
Khi chúng ta tiến hành bắt vít thì các bạn nên bắt vít sao cho thật chắc chắn. Và sao cho cẩn thận để cho aptomat không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng. Và khi đấu thì chúng ta chú ý rằng là đầu có chữ line ở phía trên và đầu load ở phía dưới.
Bước 3: lắp đấu điện vào cho aptomat
+ Đối với nguồn điện 1 pha: Thì chúng ta đấu dây nóng và dây trung tính của nguồn. Thì chúng ta tiến hành đấu vào đầu vào của aptomat. Còn đầu ra của aptomat đấu vào 2 đầu của tải.
+ Cách đối nối với nguồn 3 pha: Cách đấu cũng giống như với lại cách đấu với nguồn 1 pha. Tuy nhiên vì nguồn 3 pha có 3 dây nóng. Chính vì vậy cho nên chỉ cần chọn 1 dây pha để đấu vào đầu vào của aptomat. Còn đâu các bước còn lại thực hiện giống như đấu với nguồn 1 pha.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
Sau khi chúng ta lắp đặt xong aptomat thì chúng ta nên kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat có hoạt động được không để có thể điều chỉnh sao cho một cách kịp thời nhất.
Cách đấu aptomat 1 pha 2 cực
Cách đấu với nguồn 1 pha: Thực hiện cách đấu aptomat tép này như sau: Dây nóng và dây trung tính của nguồn đấu vào đầu vào của aptomat, còn tiến hành lắp đặt đầu ra của aptomat đấu vào 2 đầu của tải.
Cách đấu với nguồn 3 pha: Tương tự như cách đấu aptomat tép với nguồn 1 pha. Tuy nhiên, vì nguồn 3 pha có 3 dây nóng nên bạn phải chọn 1 dây pha để đấu vào đầu vào của aptomat. Lưu ý, cần kiểm tra kĩ lưỡng để tránh trường hợp đấu nhầm 2 dây pha.
Cách đấu aptomat 2 cực
Cách đấu aptomat 2 cực cũng khá đơn giản. Nó cũng giống như với cách đấu 1pha 1 cực. Trong quá trình đấu chúng ta chỉ cần chú ý một chút là có thể đấu lắp được. Cách đấu aptomat 2 cực như sau:
+ Đầu tiên chúng ta cũng ngắt hết các thiết bị điện để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
+ Sau đó chúng ta tiến hành lắp aptomat lên vị trí chúng ta đã sắp xếp để lắp aptomat từ trước. Sao cho hợp lý nhất có thể.
+ Tiếp đến thì chúng ta chỉ cần tiến hành đấu điện vào cho aptomat.
+ Cuối cùng là chúng ta kiểm tra. Đây là một trong những bước khá quan trọng. Để có thể xem công dụng của aptomat có được phát huy hay không.
Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha
Khi bạn sử dụng tụ điện thì động cơ 3 pha có thể làm việc ở lưới điện 1 pha. Tụ điện có tác dụng mở máy động cơ đạt 80% công suất định mức. Thông thường vẫn phải áp dụng với động cơ điện 3 pha có công suất <2KW, khi đó, mỗi động cơ phải chọn cho mình 1 sơ đồ và trị số tụ điện phù hợp với các yêu cầu:
– Hiệu điện thế trên cuộn dây không đổi.
– Đặt 1 trong 2 cuộn dây pha sang cuộn làm việc, cuộn còn lại chuyển thành cuộn khởi động.
– Trị số tụ điện lựa chọn đảm bảo tiêu chí góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động phải đạt 900.
Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình tam giác hoặc hình sao
Cách đấu aptomat chống giật 3 pha
Aptomat chống giật 3 pha có tác dụng giúp so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính. Nếu như mà dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA. Thì khi này aptomat nó sẽ ngắt điện khỏi tải và sẽ không cho tải làm việc nữa.
Cách đấu aptomat chống giật 3 pha như sau:
+ Đầu tiên chúng ta ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi lắp aptomat.
+ Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện. Khi bắt vít thì chúng ta nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo.
+ Đấu dây điện vào aptomat chống giật 3 pha. Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật 3 pha thí chúng ta đấu nguồn AC được gắn vào đầu line. Đầu ra thì chúng ta gắn với phụ tải vào các cọc load.
Chúng ta không nên gắn ngược lại bởi vì như vậy sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với dây nóng thì chúng ta phải đấu vào cọc L còn dây nguội vào cọc N.
+ Hoàn thiện lắp đặt thì chúng ta cân kiểm tra lại hệ thống điện. Để xem rằng aptomat chống giật có thể hoạt động được không để có thể điều chỉnh một cách kịp thời.
Cách đấu aptomat đảo chiều – aptomat 2 chiều
Cầu dao đảo chiều 1 pha là cầu dao 2 cực và có 6 tiếp điểm , sử dụng trong mạng lưới điện 1 pha gồm 1 pha nóng và 1 pha lửa.
Cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha
Cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha sử dụng 2 nguồn điện
Đây là mạng điện gia đình sử dụng 2 nguồn điện bao gồm 1 nguồn điện chính 1 pha và nguồn điện dự phòng là máy phát điện . Đây là mạng điện rất phổ biến trong các gia đình ở khu vực có nguồn điện không ổn định .
Cách đấu cầu dao đảo chiều 2 nguồn điện
Sơ đồ đấu cầu dao đảo chiều 2 nguồn điện bao gồm: 1 Tủ điện, 1 Cầu dao đảo chiều, 1 Aptomat tổng nhà, 2 Aptomat nhánh, 1 Cầu đấu dây mát, 1 Máy phát điện, 1 Ổn áp.
Nguồn điện 1 pha từ trục chính sau hộp công tơ ngoài cột điện được đấu vào đầu vào lioa ổn áp . Từ đầu ra của ổn áp nguồn điện 1 pha đấu vào 2 cực của cầu dao đảo chiều tại vị trí A .
- 2 Cực tại vị trí B của cầu dao được đấu vào đầu ra của máy phát điện dự phòng .
- Nguồn điện vào aptomat tổng được đấu vào 2 cực giữa vị trí C của cầu dao đảo chiều.
- Từ đầu ra của aptomat tổng nguồn điện pha lửa được chia ra các aptomat nhánh.
Cách đấu cầu dao đảo chiều sử dụng 3 nguồn điện
Nguồn điện 1 pha thứ nhất từ công tơ ngoài cột điện được đấu vào 2 cực vi trí số 1 của cầu dao đảo chiều A
Nguồn điện 1 pha thứ 2 từ công tơ được đấu vào 2 cực vị trí số 2 của cầu dao đảo chiều A .
Tại 2 tiếp điểm còn lại của cầu dao đảo chiều A nguồn điện nối với đầu vào của ổn áp . Từ đầu ra của ổn áp nguồn điện nối với 2 cực của cầu dao đảo chiều B tại vị trí số 3
Nguồn điện dự phòng thứ 3 của máy phát điện được đấu vào 2 cực của cầu dao đảo chiều B tại vị trí số 4
Tại 2 cực còn lại của cầu dao đảo chiều B nguồn điện đấu vào đầu vào của aptomat tổng sau đó được chia ra các aptomat nhánh.
Sự cố với aptomat
Một số sự cố thường gặp với aptomat:
- Aptomat hay bị nhảy – aptomat tự nhảy
- Aptomat không gạt lên được
- Aptomat không nhảy nhưng mất điện
- Aptomat kêu rè rè
Nguyên nhân
Trong quá trình sử dụng điện trong nhà, sẽ không ít lần bạn gặp phải trường hợp aptomat ngoài cột điện bị nhảy, aptomat hay bị nhảy về đêm gây gián đoạn sinh hoạt. Những nguyên nhân phổ biến thường xảy ra khi Aptomat bị nhảy như sau:
- Điện sử dụng bị quá tải, Aptomat sẽ bị nhảy nếu bạn và gia đình sử dụng điện năng lớn trong cùng một thời điểm, vượt quá mức công suất cho phép của Aptomat.
- Điện bị chập, cháy hoặc đang có vấn đề rò rỉ nguồn điện. Đây là nguyên nhân gây nguy hiểm về điện, nó có thể xuất phát từ việc lắp đặt Aptomat đấu say dây, âm tường bị hỏng, các đầu nối hở chập vào nhau dẫn đến cháy, nhảy và hỏng Áp.
- Tường quá ẩm khiến dây điện bị nhiễm ẩm, vấn đề này cũng dễ gây ra tình trạng chập điện buộc Aptomat phải nhảy để bảo vệ an toàn điện.
Trong trường hợp bạn sử dụng ít thiết bị điện cùng một lúc mà Aptomat không bật lên được thì có lẽ là do có vấn đề trong mạch điện; các đầu nối điện hoặc có thiết bị điện bị rò rỉ, chập cháy; cũng có thể là do Aptomat bị hỏng.
Cách khắc phục
Bạn hãy kiểm tra thật kỹ xem hệ thống điện có bị quá tải, chập cháy ở đâu, hay aptomat bị hỏng để thay thế.
Vì vậy bất cứ khi nào các bạn cần lắp aptomat, sửa chữa aptomat thì các bạn đều có thể gọi cho chúng tôi. Chỉ 5 phút sau chúng tôi sẽ có mặt để giúp đỡ các bạn một cách nhanh chóng nhất.
Hotline : 0973.410.857