Van nước một chiều được sử dụng phổ biến trong dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về cấu tạo của van cũng như nguyên lý hoạt động của nó.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại van nước một chiều khác nhau, đa dạng về kiểu dáng giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với các công trình của mình.
Cùng tìm hiểu về loại van nước này cũng như cách lắp đặt đường ống nước sao cho đúng kỹ thuật nhất.
Mục lục
Tổng quan về van nước một chiều
Van nước một chiều là loại van thông minh, chỉ cho phép dòng chảy chạy qua 1 chiều duy nhất. Van này được lắp ở phía trước máy bơm, đồng hồ đo lưu lượng và bình chứa nhằm bảo vệ, ngăn ngừa sự cố hỏng hóc, rò rỉ chất lỏng ở các thiết bị.
Cấu tạo van nước một chiều
Van nước một chiều có đặc điểm cấu tạo khá đơn giản như sau:
+ Nắp đậy: Phần nắp được làm từ chất liệu giống như thân van đó là: Đồng, inox, gang…
+ Chốt: Được chế tạo từ thép bu lông không gỉ.
+ Thân van: Bộ phận này làm từ rất nhiều chất liệu: Đồng, nhựa, gang, thép đúc…Do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn theo mong muốn của mình.
+ Chốt xoay bản lề: Được làm từ thép không gỉ, có độ bền cao.
+ Vòng đệm ( phớt): Chế tạo từ cao su có độ dẻo, mềm và đàn hồi tốt. Nó có thể làm kín, ngăn ngừa độ ồn từ môi trường xung quanh.
+ Chốt đĩa: Giống như chốt xoay bản lề, chi tiết này cũng được làm bằng thép không gỉ.
+ Đĩa van: Đa số người dùng thường sử dụng van 1 chiều từ các chất liệu: inox, kim loại gang, thép bọc cao su nhằm giảm thiểu tình trạng oxi hóa.
Tham khảo>>> Cấu tạo các loại van khóa nước
Nguyên lý hoạt động
Van nước một chiều với nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản.
Khi van một chiều ở trạng thái bình thường, không hoạt động, thì lực đàn hồi lò xo sẽ bị áp chặt và kín van. Nếu cho các dòng lưu chất có áp suất và tạo lực tác động tới bi, lực này lúc đầu sẽ nhỏ và sau đó tăng dần lên.
Khi tới một mực nhất định, lực của dòng chất sẽ lớn hơn lực lò xo. Lúc này, nếu không cấp dòng lưu chất theo chiều như ban đầu mà theo hướng ngược lại, lực đàn hồi lò xo bị chặt, van đóng kín. Vì vậy, lưu chất sẽ không thể nào đi qua van.
Lợi ích khi sử dụng
Van chỉ cho nước đi qua theo một hướng nhất định. Hơn nữa, sản phẩm này tích trữ lưu chất, không làm hao tổn khi máy bơm dừng chạy. Ngăn dòng nước chảy ngược để bảo vệ máy bơm cũng như một số thiết bị khác như: Bồn nước, trong công nghiệp. Khả năng tự hoạt động mà không cần điều khiển cũng được trang bị ở sản phẩm.
Kích thước của van cũng khá đa dạng, với nhiều loại từ nối ren tới mặt bích…Tương thích với nhiều hệ thống riêng biệt. Nhờ các chất liệu như: Đồng, inox, gang và nhựa, van nước 1 chiều phù hợp với nhiều môi trường khác nhau. Đặc biệt với cấu tạo đơn giản, sản phẩm sẽ dễ dàng thay thế, bảo dưỡng và lắp đặt với mức giá rẻ.
Các loại van nước một chiều hiện nay
Van một chiều lá lật
Van một chiều lá lật có cấu tạo gồm 4 bộ phận cơ bản: thân van, nắp van và lá van.
+ Thân van: cấu tạo từ các vật liệu có độ bền cao (thép, gang, đồng) với tác dụng bảo vệ các chi tiết bên trong.
+ Nắp van: có vị trí bên trên thân van, được gắn trực tiếp qua mặt bích và các bu lông. Có thể dễ dàng tháo rời nắp van để kiểm tra và bảo trì.
+ Lá van (hay đĩa van): có dạng hình tròn, sử dụng vật liệu inox hoặc thép không gỉ. Chúng được bao bọc bên ngoài bằng lớp cao su. Lá van có thể di chuyển xoay quanh trục, đến góc 45º.
Van một chiều lá lật là loại van dùng để bảo vệ chống lại dòng chảy ngược, chỉ cho dòng chảy đi qua theo một hướng duy nhất và ngăn không cho dòng chảy theo chiều ngược lại. Lá van được thiết kế nghiêng 45° nên đóng rất nhanh, giảm thiểu sự va đập của dòng chảy.
Loại van này vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực chảy của dòng nước. Van được kết nối vào hệ thống dạng mặt bích cả hai mặt, đĩa van dạng lá lật.
Van nước một chiều cánh bướm
Van 1 chiều cánh bướm còn được gọi là van bướm 1 chiều. Van một chiều cánh bướm có cấu tạo gồm 3 thành phần chính:
+ Thân van: có chất liệu gang hoặc inox
+ Lá van: gồm 2 nửa tạo nên dạng tương tự như cánh bướm. Lá van được sản xuất từ vật Inox CF8/CF8M.
+ Lò xo: Được lồng vào trục giữ 2 lá van.
Ngoài ra van một chiều này còn các các chi tiết khác như: gioăng đệm, chốt, vòng đệm.
Khi dòng chảy đi qua van từ cửa vào, lực đẩy dòng lưu chất tác động lên hai cánh van khiến chúng mở ra, cho phép dòng lưu chất qua van. Khi ngắt dòng lưu chất đi vào, lực hồi lò xo khiến hai cánh van khép lại, về vị trí đóng ban đầu và ngăn không cho dòng lưu chất chảy ngược lại.
Van nước một chiều đĩa lò xo
Cấu tạo van một chiều dạng lò xo gồm 4 thành phần chính:
+ Thân van: Được đúc bằng vật liệu đồng, gang hoặc inox
+ Đĩa van: Có dạng hình tròn, dùng để bịt kín khi van ở trạng thái đóng. Đĩa van được cấu tạo bởi các vật liệu như đồng, gang bọc cao su, inox…
+ Ty van: Là bộ phận kết nối đĩa van và đáy van.
+ Lò xo: đây chính là thành phần quan trọng trong cấu tạo van 1 chiều lò xo. Bộ phận này tạo nên tên gọi của loại van 1 chiều này. Lò xo có tác dụng giữ cho đĩa van ở vị trí đóng, cố định dòng chảy của lưu chất theo một hướng nhất định.
Với thiết kế đĩa van lò xo, đĩa van được gắn lò xo cố định trong thân van. Khi dòng lưu chất đi qua van từ cửa vào, lực đẩy dòng lưu chất tác động lên đĩa van, khiến đĩa van ép chặt lò xo và cho phép dòng lưu chất qua van. Khi ngắt dòng lưu chất, lực hồi lò xo đẩy đĩa van về vị trí đóng, ép sát vào bộ phận đệm và không cho dòng lưu chất chảy ngược lại.
Cách lắp đặt van nước một chiều đúng kỹ thuật
Trước khi lắp van nước một chiều bạn cần chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ: Van nước 1 chiều, băng keo tan, thước, cờ lê, dụng cụ cắt ống, bộ ren 2 đầu…
Bước 1: Xác định vị trí
Để lắp van một chiều đạt hiệu quả, bạn cần xác định được vị trí lắp đặt van nước một chiều ở đường ống. Sau đó dùng khăn sạch lau ở phía trong lẫn phía ngoài đường ống, hạn chế bụi bẩn bám vào.
Bước 2: Lắp van
Sử dụng keo gắn 2 đầu ren trong vào đường ống, sau đó lấy băng keo tan quấn 2 đầu ren van một chiều trước khi xiết, sao cho nước không bị rò rỉ hoặc ren không bị hở.
Bước 3: Kiểm tra lại
Khi đã làm xong, bạn hãy cho nước chảy qua đường ống để thử nghiệm và kiểm tra là được. Khi thực hiện cần chú ý:
+ Đường ống và van phải có kích thước tương đồng với nhau.
+ Lắp phải thật cẩn thận và đúng chiều.
+ Hai mặt bích đường ống và van phải có đệm làm kín và đệm làm kín bắt buộc phải có đường kính bằng với đường kính van.
+ Xiết bulong và đai ốc từ từ theo mặt phẳng.
+ Lưu ý đến khoảng cách để tránh xung đột thủy lực.
Tuy nhiên để lắp được cần người am hiểu, do đó bạn nên gọi thợ điện nước tại nhà uy tín, giá rẻ để được lắp đặt đúng kỹ thuật và an toàn nhất.