Lưu Ý Về Cách Đi Đường Nước Nóng Lạnh Trong Nhà

Trong quá trình xây dựng nhà ở, hoặc các dạng công trình khác, một trong những khâu quan trọng bậc nhất chính là việc thiết kế sơ đồ đường nước. Tuy nhiên, thiết kế đường nước như thế nào cho thật hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tốt nhu cầu sử dụng là tương đối khó khăn. 

Có bạn thắc mắc không biết cách đi đường nước nóng lạnh như thế nào khi lắp đặt đường nước cho nhà tắm. Ở bài viết này thợ sửa điện tại nhà sẽ hướng dẫn sơ bộ về cách đi đường nước trong nhà cũng một số lưu ý về cách đi đường nước nóng lạnh trong nhà tắm nhé.

cách đi đường nước nóng lạnh

Mục lục

Nguyên tắc cách đi đường nước nóng lạnh

Đường ống dẫn phải là ngắn nhất

 Đường nối đến các thiết bị sử dụng nước phải được tính toán sao cho là con đường ngắn nhất. Các đường ống dạng thẳng đứng nên đặt trong các hộp kỹ thuật.  Đối với các thiết bị sử dụng lượng nước lớn như máy giặt, bình nóng lạnh hoặc bồn chứa nước. Các ống dẫn nước nên được đặt trong các hộp kỹ thuật ở gần chúng.

Vị trí lắp đặt hợp lý

 Bạn nên lên bản vẽ lắp đặt hệ thống nước tại các vị trí sao cho thuận lợi cho việc sử dụng. Nên quản lý và bảo dưỡng định kỳ hệ thống theo. Các sơ đồ đường ống nước bình nóng lạnh, sơ đồ điện nước nhà tắm, sơ đồ ống nước nhà vệ sinh càng chi tiết càng tốt.

Không đặt đường ống chạy qua phòng ở

 Nhất là các khu vực như phòng ngủ, phòng khách… Vừa gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa sinh ra tiếng ồn khó chịu trong quá trình sử dụng. Ngoài ra về yếu tố phong thủy việc đường ống nước qua khu vực này sẽ không hợp, gây bất lợi cho gia chủ.

Hạn chế thiết bị dùng nước

 Mỗi đường nhánh chỉ nên phục vụ dưới 5 thiết bị sử dụng nước. Nếu bạn dùng chung đường nhánh cho quá nhiều thiết bị. Như thế lượng nước cấp từ mỗi thiết bị sẽ bị yếu đi rất nhiều.

Do đó để tăng lượng nước được mạnh hơn, không nên lắp quá nhiều thiết bị trên một nhánh nước.

Vị trí lắp đặt các bể chứa hợp lý

 Ta nên lắp bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể ở trên cao. Như thế sẽ tiện cho việc sử dụng và tránh được các chất dùng khử trùng nước – do các chất này sẽ lắng lại bên dưới. Đường ống để bơm nước lên bể trên cao và đường ống cấp nước cho các thiết bị nên được tách riêng biệt. Nếu sử dụng chung, ta nên dùng các van 1 chiều đặt trên các máy bơm.

Cách đi đường nước nóng lạnh đơn giản tại nhà

Xác định vị trí lắp

Cách đi đường nóng lạnh của mỗi gia đình là khác nhau phụ thuộc vào mẫu th iết kết, vị trí đường nước. Tuy nhiên cần đáp ứng những yếu tố sau đây:

+ Đường ống phải được đặt âm tường

+ Không lắp quá xa so với bồn chứa

+ Độ cao tối thiểu 2m để không gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng

+ Vị trí ống nước nóng được lắp song song với ống nước lạnh với kích thước tối thiểu 20cm

Lên sơ đồ đường nước nóng lạnh

Việc lên sơ đồ cách đi đường nước nóng lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung được quy trình lắp đặt, cách bố trí thiết bị và đường ống sao cho phù hợp với từng không gian, thuận tiện cho quá trình sử dụng và giúp đường nước được mạnh nhất khi sử dụng.

Lắp đặt vòi nước nóng lạnh

Đối với vòi sen, vòi tắm hay vòi rửa chén cần sử dụng loại vòi nóng lạnh, có khả năng chuyển đổi giữa 2 đường nước với nhau, nên sử dụng sản phẩm chất lượng để tăng tuổi thọ sử dụng.

Quá trình lắp vòi nước cần được thực hiện đúng kĩ thuật, các đầu nối phải được thực hiện khớp với nhau, đầu ren nối chú ý quấn su non tránh hiện tượng rò nước.

Nối đường nước đến bình nóng lạnh

Các đầu nối từ thiết bị như bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước như vòi sen, vòi tắm thì cần được phân biệt bởi viền màu đỏ ống kim loại cứng để chịu nhiệt được, tránh lắp sai gây nhầm lẫn cho người sử dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng.

Hy vọng với những hướng dẫn ở trên, có thể giúp bạn đã nắm được vài nét cơ bản và hiểu được cách đi đường nước trong nhà cũng như cách Đi Đường Nước Nóng Lạnh.

Bài viết liên quan: Lưu Ý Khi Thiết Kế Sơ Đồ Đường Ống Nước Nhà Tắm

 

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Chat Zalo
Call Now Button0988928834